Theo dõi chúng tôi:
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Công Ty TNHH ASC Logistics

THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN - SẦU RIÊNG ĐÔNG LẠNH

 

Xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... đang ngày càng được chú trọng. Thủ tục xuất khẩu nông sản như dừa tươi, mía tươi, rau xanh, sầu riêng, mít, nhãn đông lạnh như thế nào.

 

Để xuất khẩu nông sản sang nước ngoài, tối thiểu các bạn cần làm thủ tục hải quan, thủ tục kiểm dịch hàng hóa để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu là những hàng đã đạt chất lượng, không có chứa các chất độc hại hay sâu bệnh nguy hiểm. Ngoài ra khi các bạn xuất khẩu còn thường xuyên phải làm C/O giúp người nhập khẩu bên nước ngoài được hưởng ưu đãi về thuế.

 

Thủ tục xuất khẩu nông sản sang nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản... bao gồm:

- Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản.

- Thủ tục kiểm dịch, cấp Phytosanitary cho nông sản xuất khẩu.

- Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ - Xin cấp C/O.

 

Thủ tục xuất khẩu nông sản - Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh

 

Sau đây, chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết thủ tục xuất khẩu nông sản:

I, Thủ tục hải quan để xuất khẩu nông sản sang nước ngoài:

Đối với thủ tục hải quan, hàng nông sản xuất khẩu cần cung cấp các thủ tục tương tự như các loại hàng hóa khác như:

- Tờ khai hải quan.

- Giấy giới thiệu.

- Hóa đơn thương mại - Invoice.

- Xác nhận đặt chỗ - Booking.

Hiện nay, các chứng từ như giấy giới thiệu, hóa đơn thương mại và xác nhận đặt chỗ chỉ cần đính kèm bản scan lên hệ thống V5 của hải quan mà không cần bản gốc nữa. Ngoài ra, tờ khai hải quan xuất khẩu thường vào luồng xanh tự đông thông quan giúp thuận lợi không nhỏ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lưu ý tờ khai luồng xanh vẫn cần đính kèm V5 trên hệ thống.

Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan

 

II, Thủ tục kiểm dịch thực vật, cấp giấy chứng nhận Phytosanitary để gửi sang nước ngoài phục vụ việc nhập khẩu nông sản tại nước ngoài:

Đối với hầu hết các loại hàng nông sản như nhãn, ớt, sầu riêng, xoài, dừa, hay các loại rau củ quả khác thì thủ tục kiểm dịch là thủ tục khó hơn cả trong các thủ tục xuất khẩu nông sản. Bởi lẽ, với mỗi mặt hàng khác nhau thì khi xuất khẩu có yêu cầu xử lý, phân loại, sơ chế, bảo quản khác nhau. Và đối với từng thị trường xuất khẩu khác nhau cũng cần có những cách gia công, xử lý, đóng gói, bảo quản, chất lượng khác nhau.

Bởi vậy, khi chúng ta chọn vùng nguyên liệu, gia công, làm sạch cũng cần hiểu về loại nông sản ấy. Khi chúng ta làm thủ tục kiểm dịch cần nhắc nhờ chủ hàng, bên gia công những lưu ý để kiểm dịch được thuận lợi. Khi chúng ta cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế cũng cần hiểu để tư vấn nhiệt độ bảo quan, cách đóng gói, cách xếp hàng sao cho khoa học và bảo quản nông sản tốt nhất.

 

Thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu

 

ASC Logistics là đơn vị cung cấp dịch vụ thủ tục xuất khẩu và vận chuyển quốc tế hàng nông sản uy tín bậc nhất tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, những con người nhiệt huyết hỗ trợ 24/24 khi lô hàng cần hỗ trợ.

Lấy ví dụ đơn giản như khi xuất khẩu mía cần làm sạch, cắt khúc, bỏ rễ, gọt bỏ mắt tại đốt mía mới có thể đạt chất lượng kiểm dịch đưa ra nước ngoài và tốt hơn hết là đóng thùng 10-15kg, có hút chân không, bảo quản ở nhiệt độ dương 5 độ C.

Đối với hàng lá rong, lá chuối cần làm sạch bằng cách ngâm nước muối loãng hoặc axit loãng 15- sau đó dùng khăn lau từng chút một, lưu ý lau sạch phần tàu rãnh của lá vì trong phần rãnh này có rất nhiều con bọ, con rệt, hay trứng nhện nhỏ xíu, bám chặt rất khó làm sạch.

Hoặc đối với hàng sầu riêng, các bạn lưu ý đối với vùng nguyên liệu không phun thuốc chống thối cuống (đặc biệt là cuối vụ). Sầu riêng đông lạnh thì cần ủ chín bằng thuốc sau đó mới cấp đông, nên lưu ý cho lượng thuốc phù hợp tránh trường hợp để lại dư lượng thuốc ủ chín, hoặc nếu lượng thuốc ko đủ hoặc chưa đủ thời gian gây ra sầu riêng không chín đều, sầu riêng bị sượng, độ ngọt độ brix không đạt, dập gai, nứt đít...

Đối với hàng dừa tươi Bến Tre, dừa kim cương cũng cần tẩy trắng bằng cách ngâm dừa sau khi gọt vỏ với phèn chua hoặc axit loãng thì trái dừa mới trắng, đẹp giúp giá thành bán tốt hơn.

 

Thủ tục kiểm dịch và cấp Phytosanitary cho hàng nông sản xuất khẩu thường được cấp trong ngày đối với hàng hàng không hoặc trong ngày hôm sau đối với hàng đường biển. Kinh nghiệm làm kiểm dịch cho hàng nông sản là cực kỳ quan trọng và hữu ích tránh những lỗi không đáng có dẫn đến việc lô hàng không đủ điều kiện xuất khẩu.

 

III, Thủ tục xin cấp C/O giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc cho hàng nông sản xuất khẩu:

Để xin cấp C/O cho hàng nông sản cũng không phức tạp như những hàng sản xuất, lắp ráp trong các nhà máy, xí nghiệp, không cần cung cấp định mức nguyên vật liệu, hay quy trình sản xuất.

Thay vào đó, chúng ta chỉ cần cung cấp tờ khải hải quan đã thông quan, hóa đơn thương mại, vận đơn hàng không hoặc vận đơn đường biển và bảng kê thu mua hoặc hóa đơn đầu vào để mua hàng hóa là đã có thể làm C/O.

Thông thường với mỗi C/o chúng ta có thể nộp và lấy trong ngày được giúp thuận tiện trong thủ tục xuất nhập khẩu.

 

Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ cho nông sản xuất khẩu

 

Lưu ý đối với những doanh nghiệp xin cấp C/O lần đầu phải làm hồ sơ thương nhân và cần phải có Bộ Công Thương hoặc VCCI duyệt chúng ta mới có thể xin cấp chứng nhận xuất xứ ấy nên các doanh nghiệp cần chủ động trong việc đăng ký hồ sơ thương nhân trước khi có lô hàng xuất khẩu.

Trong một số trường hợp, nguồn nguyên liệu không phải nơi trồng phổ biến hoặc theo định kỳ, Bộ Công Thương có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã phường nơi cung cấp bảng kê thu mua hàng hóa để xác minh thông tin.

 

Để có thể làm thủ tục xuất khẩu nông sản nhanh chóng, chính xác và ít rủi ro các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0903.288.872 (Mr Thắng) để được cung cáp dịch vụ và tư vấn miễn phí, chia sẻ kinh nghiệm và cách thức gia công, đóng gói nông sản giúp thủ tục xuất khẩu nông sản được thuận lợi hơn.

 

Xem thêm:

 

Từ khóa: thủ tục xuất khẩu, xuất khẩu nông sản, nông sản xuất khẩu, thủ tục hải quan, thủ tục kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ, thủ tục xuất khẩu sầu riêng, thủ tục xuất khẩu nông sản


Bình luận

Viết bình luận

Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!