THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNH TÍM, HẸ TÂY KHÔ
ASC Logistics xin giới thiệu đến quý doanh nghiệp, bạn đọc thủ tục xuất khẩu hành tím khô, hành tây, hẹ tây khô sang nước ngoài. Các lưu ý, quy trình khi xuất khẩu hành hẹ tây để công việc được xuôi chèo mát mái.
Làm thế nào để xuất khẩu hành khô, hẹ tây khô ra nước ngoài? Thủ tục xuất khẩu hành tây ra sao?
Để xuất khẩu chúng ta cần làm một chuỗi quy trình khép kín từ việc ký kết hợp đồng thương mại đến chuẩn bị hàng hóa và giấy tờ để xuất khẩu được thuận lợi. Tuy nhiên bài viết này sẽ không đề cập đến việc thương lượng, ký kết hợp đồng sao cho nhà xuất khẩu chúng ta có lợi, hay chuẩn bị hàng hóa, xử lý, đóng gói sao cho đạt chuẩn để hàng không bị hư hỏng khi đến với người nhập khẩu, đặc biệt là hàng đi đường biển, thời gian vận chuyển dài. Mà bài viết này tập trung vào thủ tục hải quan, kiểm dịch hay C/o giúp việc xuất khẩu diễ ra suôn sẻ. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm xuất khẩu của chúng tôi, hồ sơ xuất khẩu hành, hẹ tím gồm có: Hợp đồng, invoice, packing list, bill, kiểm dịch phytosanitary, C/O chứng nhận xuất xứ thì người nhập khẩu mới thuận lợi trong việc nhận hàng.Đây đều là những chứng từ cơ bản nhưng thật sự cần thiết giúp nhập khẩu hàng vào nước bạn được dễ dàng.
Để xuất hành, hẹ sang Hàn Quốc hay các quốc gia khác cần những chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan thông quan
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Tem nhãn tiếng Hàn theo luật an toàn thực phẩm Hàn Quốc số 1399
- Hóa đơn mua hàng hoặc bảng kê thu mua có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bán hàng
- Chứng nhận xuất xứ C/O
- Kiểm dịch thực vật xuất khẩu (phytosanitary)
- Chứng từ chứng nhận vận chuyển hàng: Vận đơn hàng không hoặc vận đơn đường biển (airway bill/ seaway bill)
Quy trình xuất khẩu hành hẹ ra nước ngoài có thể tham khảo qua các bước sau:
- Tìm đối tác, thương lượng và ký kết hợp đồng thương mại giữa các bên:
Trong hợp đồng thương mại cần ghi rõ thông tin người mua, người bán, tên hàng, số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách đóng gói, bảo quản hàng hóa, đơn giá hàng hóa, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, đền bù hợp đồng (nếu có). Đặc biệt đối với thương mại quốc tế, thì chuyển tiền trước theo phương thức điện chuyển tiền hoặc làm LC, thư bảo lãnh được khuyến khích.
- Chuân bị, đóng gói, bảo quản hàng hóa:
Người bán cần chuẩn bị đúng số lượng, chất lượng, quy cách đóng gói hàng hóa như thỏa thuận đối với đối tác. Việc chuẩn bị hàng đúng chất lượng sớm, đóng gói xong sớm sẽ giúp người bán có thời gian rà soát lại cẩn thận những công đoạn thu mua hàng, sàng lọc, làm sạch và đóng gói hàng hơn. Ngoài ra cần nhớ và dán đúng nội dung tem nhãn tiếng Hàn theo định luật an toàn thực phẩm quốc gia số 1399 nếu xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
- Chuẩn bị chứng từ xuất khẩu nông sản:
Các chứng từ xuất khẩu cơ bản như đã nói ở trên bao gồm: Hợp đồng, invoice, packing list, bảng kê thu mua hoặc hóa đơn mua hàng. Tuy hiện nay, làm thủ tục hải quan không cần hợp đồng mua bán và packing list nhưng vẫn cần phải chuẩn bị đầy đủ. Cần liên tục đối chiếu với các chứng từ được cấp sau này ví dụ như kiểm dịch thực vật phytosanitary tên hàng, số lượng, người xuất, người nhập khẩu có đúng không. Nội dung trong tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch thực vật, vận đơn có đồng nhất với nhau và đồng nhất với invoice, hợp đồng hay không. Tránh trường hợp nội dung sai khác sẽ gây khó khăn cho nhà nhập khẩu, gây phát sinh chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa và các chi phí khác.
- Triển khai làm thủ tục kiểm dịch thực vật cho hành hẹ khô:
Kiểm dịch thực vật là bước quan trọng để xác định hàng xuất khẩu có đạt chất lượng hay không và là giấy tờ cần thiết giúp nhà nhập khẩu làm tiếp thủ tục nhập khẩu bên nước họ. Tại bước này, nhà xuất khẩu cần tham khảo các điều kiện kiểm dịch mà bên nhập khẩu cần ví dụ như ủ hóa chất, xử lý nhiệt, hun trùng... để thực hiện kiểm dịch. Lưu ý là khi kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch sẽ kiểm tra mẫu, xử lý hàng hóa vì vậy nên hàng hóa cần làm sạch sẽ, đúng quy chuẩn, số lượng, chất lượng. Nên cố gắng làm kiểm dịch và xin ra chứng thư kiểm dịch phytosanitary nhanh nhất có thể, đặc biệt là đường hàng không để gửi kết quả kiểm dịch theo chuyến bay luôn. Đối với một số cảng hiện nay, đã có thể đăng ký kiểm dịch thực vật qua cổng thông tin một cửa quốc gia, giúp thuận lợi cho doanh nghiệp hơn rất nhiều.
Thông quan tờ khai hải quan:
Khi làm thủ tục hải quan, các chứng từ cần thiết bao gồm tờ khai hải quan, giấy giới thiệu, invoice, booking. Các giấy tờ này scan, ký điện tử và đính kèm lên hệ thống điện tử V5 của hải quan. Khi chứng từ đúng đủ, trùng khớp thì hải quan sẽ thông quan để hàng xuất khẩu. Theo kinh nghiệm làm xuất nhập khẩu nhiều năm của chúng tôi thì tờ khai nông sản xuất khẩu thường sẽ được tự động thông quan (luồng xanh) do vậy trước khi khai tờ khai, quý doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ các thông tin có trong đó tránh việc phải làm thủ tục sửa tờ khai sau thông quan gây mất thời gian, có thể dẫn đến hồ sơ không kịp giờ cut off của tàu (chúng tôi thường gọi là off hàng hay rớt tàu). Nên lưu ý thêm nữa là kể cả khi tờ khai thông quan luồng xanh, doanh nghiệp vẫn cần ký điện tử và đính kèm các hồ sơ bên trên lên hệ thống V5 để giúp hải quan kiểm soát và phục vụ cho thanh kiểm tra (nếu có) của hải quan sau này.
Làm thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ C/O:
Để xin được chứng nhận xuất xứ của hàng hành hẹ khô đòi hỏi người bán phải có các chứng từ sau: tờ khai thông quan, invoice, vận đơn vận chuyển hàng hóa, bảng kê thu mua hoặc hóa đơn mua hàng. Khi xin được C/O, người nhập khẩu sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi nhập khẩu, giúp người nhập khẩu tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh và giúp người bán có thể bán được nhiều hàng hơn. Bởi vậy chúng tôi khuyến cáo các nhà xuất khẩu cần làm chứng nhận xuất xứ đối với mỗi lô hàng xuất khẩu.
Một số điều đáng lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu hành khô, hẹ khô sang nước ngoài cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản:
- Chuẩn bị hàng đúng số lượng, chất lượng, đặc biệt các lớp vỏ khô, các nốt thâm đen xuất hiện trên vỏ.
- Luôn phải hỏi trước người nhập khẩu hoặc đại lý thông quan hàng về tem nhãn theo điều luật vệ sinh an toàn thực phẩm số 1399 nếu thị trường xuất khẩu là Hàn Quốc.
- Chọn nhà dịch vụ thông quan chuyên nghiệp, đã từng thông quan và xử lý hàng này hoặc những hàng tương tự.
- Đối với hàng đường biển nên chọn hãng tàu đi nhanh nhất có thể vì chi phí cũng chưa chắc đã đắt đỏ hơn so với hãng tàu đi chậm, transit qua nhiều cảng.
- Đối với ngày cấp kiểm dịch, phải trước hoặc trùng với ngày lên tàu. Ngày lên tàu trên C/O phải trùng với ngày lên tàu trên bill và trước hoặc bằng với ngày phát hành bill.
Chúng tôi đã làm thủ tục xuất khẩu rất nhiều loại hàng nông sản đi các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc với nhiều năm kinh nghiệm. Có thể làm dịch vụ Door to Door để giúp khách hàng an tâm hơn. Rất vui nếu các bạn liên hệ với chúng tôi để tham khảo thêm thông tin, cần hướng dẫn cách làm hoặc báo giá dịch vụ qua hotline: 0903.288.872 (Mr Thắng)
Xem thêm các bài viết sau:
- Thủ tục xuất nông sản đi Nhật Bản
- Các hồ sơ xuất khẩu cần những gì?
- Làm thế nào để xuất khẩu cà rốt
- Vận chuyển hàng hóa nông sản bằng đường biển
Từ khóa: xuất khẩu nông sản, xuất khẩu hành hẹ, xuất khẩu hành khô, thủ tục xuất khẩu, hồ sơ xuất khẩu, xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc