QUY TRÌNH, THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ KIỂM DỊCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG NHẬT BẢN
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do đó Nhật Bản sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: cà phê (rang, xay, hòa tan), tiêu, điều và các gia vị khác; một số loại rau hoa quả (hoa tươi, quả nhiệt đới, rau: hành, tỏi, nấm, dưa chuột), sản phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp và nhiều mặt hàng sẽ được miễn thuế sau một vài năm tiếp theo. Đây là điều kiện thuận lợi và là cơ hội để Việt Nam xuất nông sản sang Nhật - Một thị trường cực kỳ tiềm năng.
Nhiều mặt hàng đã được phía Nhật Bản chấp thuận cấp mã số vùng trồng, tạo điều kiện thuận lợi để kiểm dịch nhanh hơn khi nhập khẩu. Ngoài ra, có nhiều nhà vườn với diện tích lớn đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, thậm chí được cấp cả chứng nhận GlobalGAP đã chứng minh nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển, làm ăn bài bản, xứng đáng xuất khẩu đi các nước khó tính nhất với tiêu chuẩn quốc tế. Điển hình là năm nay 2020 nước ta đã có những doanh nghiệp xuất khẩu được quả vải thiều sang Nhật để bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, hệ thống kiểm dịch và tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản thực phẩm ở Nhật Bản hết sức ngặt nghèo, có yêu cầu cao về chất lượng và kiểm dịch. Chúng ta cần làm tốt công tác chăm sóc, vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn tránh trường hợp bị thu hồi sản phẩm do không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn của nước nhập như vụ việc tương ớt Chinsu năm 2019 vừa qua.
Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản có 3 loại kiểm tra: Kiểm tra bắt buộc, kiểm tra hướng dẫn và kiểm tra giám sát.
Đó là những lưu ý khi bạn có dự định xuất nông sản, thực phẩm sang Nhật Bản. Vậy thủ tục xuất khẩu tại Việt Nam như thế nào? Hôm nay ASC Logistics sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình, thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản:
1. Kiểm tra chính sách xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu bên Nhật Bản xem mặt hàng ấy đã được nhập khẩu vào Nhật Bản chưa. Việc này rất quan trọng và là tiền đề để thực hiện các bước sau. Các bạn cũng nên hỏi đối tác nhập khẩu xem cần yêu cầu gì ví dụ lượng dư thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư phân bón, chiếu xạ, khử trùng... để bên phía Việt Nam đáp ứng.
2. Tiến hành ký kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng đạt yêu cầu, vệ sinh đóng gói hàng hóa xuất khẩu. Đối với thị trường Nhật Bản, ngoài yêu cầu cao về chất lượng thì còn có yêu cầu rất cao về mẫu mã, hình thức, ví dụ như size quả phải tương đương nhau, không được trầy xước hay thâm vỏ chẳng hạn.
3. Tiến hành làm thủ tục kiểm dịch trên công thông tin một cửa quốc gia đối với Nội Bài, Hải Phòng... nộp hồ sơ giấy đối với các cửa khẩu chưa áp dụng cơ chế 1 cửa. Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:
- Giấy giới thiệu
- Đơn đăng ký kiểm dịch
- Invoice
- Packing list
- Hợp đồng thương mại
- Các giấy chứng nhận về tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có)
4. Tiến hành làm thủ tục thông quan hải quan. Để hàng hóa được thông quan, ta cần làm thủ tục hải quan mới có thể xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản được. Hồ sơ thông quan hải quan theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) bao gồm:
- Giấy giới thiệu
- Tờ khai hải quan
- Invoice
- Booking
- Hợp đồng thương mại (nếu có)
- Các giấy chứng nhận về tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có)
- Đăng ký kinh doanh (nếu có)
Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa, nông sản sang Nhật Bản:
- Bạn cần hỏi rõ người nhập khẩu về các yêu cầu tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hay có cần thêm mốt số giấy tờ khác không như: Chiếu xạ, Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin C/O), giấy hun trùng (Fumigation certificate), giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary certificate), giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality/Quantity)...
- Cách thức đóng hàng và điều kiện bảo quản. Với đường air thì nhiệt độ bảo quan bao nhiêu, mà đi đường biển thì có thêm tiêu chí để thông gió như thế nào. Đóng hàng sao cho vận chuyển không bị dập nát, vỡ hàng để người nhận hàng nhận được hàng với điều kiện tốt nhất, chất lượng cao nhất.
- Các chi phí có thể do phát sinh tại Việt Nam và Nhật Bản như lưu cont lưu bãi, phí xử lý hàng hóa tại cảng, chi phí đóng gói, bảo quản lạnh...
Từ khóa: thủ tục hải quan, thủ tục kiểm dịch, thủ tục xuất khẩu, xuất khẩu hàng sang Nhật Bản, lưu ý khi xuất khẩu hàng sang Nhật, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục thông quan hàng xuất