XUẤT NHẬP KHẨU SIM ĐIỆN THOẠI
15381
Hôm nay, ASC Logistics sẽ giới thiệu cho bạn đọc thủ tục xuất nhập khẩu thẻ sim điện thoại do thời gian gần đây có nhiều bạn gọi điện đến cho chúng tôi hỏi về chính sách nhập khẩu thẻ sim.
Khi doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu xuất nhập khẩu thẻ sim điện thoại sẽ cần tham khảo Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự và Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 04 năm 2018 sửa đổi bổ sung Nghị định số 58/2016/NĐ-CP, Luật an toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19 tháng 11 năm 2015. Hai Nghị định trên đã được hợp nhất bởi văn bản số 03/VBHN-BQP ngày 31 tháng 7 năm 2018.
Với mặt hàng mặt hàng sim điện thoại có cấu tạo là thẻ gắn mạch điện tử tích hợp (thẻ “ Thông minh”) bạn có thể tham khảo nhóm 8523, mã số 8523.52.00, thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Thẻ điện thoại được xếp vào loại thẻ thông minh, có mô tả chức năng mật mã là thành phần mật mã trong hệ thống hạ tầng khóa công khai PKI, sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ.
Theo Phụ lục II Danh Mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép kèm theo Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 04 năm 2018 thì thẻ sim điện thoại là sản phẩm cần xin giấy phép tại Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã. Hồ sơ có thể gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến đến Ban Cơ yếu Chính phủ thông qua Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã. Mà trước khi có thể xin được giấy phép xuất nhập khẩu cần xin cấp phép để doanh nghiệp được kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật an toàn thông tin mạng:
- Doanh nghiệp phải có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin; cán bộ quản lý, Điều hành tốt nghiệp một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin hoặc tốt nghiệp một ngành khác và có chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin.
- Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Doanh nghiệp phải có hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật phù hợp với phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được lập thành hai bộ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
- Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;
- Phương án kỹ thuật gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ; các biện pháp, giải pháp kỹ thuật; phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm;
- Phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm, dịch vụ hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là 10 năm.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu phải được chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Điều 39 của Luật an toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19 tháng 11 năm 2015;
- Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
- Bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
- Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là toàn bộ các bước để có thể xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự nói chung và sim điện thoại nói riêng.
Để được tư vấn về xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, thủ tục xin giấy phép hãy liên hệ với ASC Logistics qua hotline: 0903288872 (Mr Thắng) để được hướng dẫn. Chúng tôi luôn nhiệt tình và tư vấn chính xác về chính sách các mặt hàng giúp khách hàng có thể xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi.
Xem thêm:
Thông quan hải quan hàng hóa nhập khẩu
Thông quan hàng xuất khẩu qua chuyển phát nhanh
Kinh nghiệm giúp khai hải quan Nội Bài nhanh chóng
Thông quan hải quan hàng xuất nhập khẩu tại Nội Bài
Quy trình chi tiết mở thủ tục hải quan tại Nội Bài
Dịch vụ khai thuê hải quan uy tín