VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VÀ 5 BÍ QUYẾT NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT – CÁCH PHÂN BIỆT AIR CARGO, AIR EXPRESS
7558Vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không vốn là một dịch vụ không quá xa lạ đối với đại đa số doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là hiện nay, khi nhu cầu giao thương quốc tế ngày một cao. Tuy nhiên, lại không có quá nhiều người biết cụ thể và chính xác cách thức và quy định của dịch vụ này. Bạn muốn hiểu rõ hơn về hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không?
Các thuật ngữ và cách tính phí vận chuyển như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
1. Vận chuyển quốc tế đường hàng không là gì? Phân biệt Air cargo và Air express
Vận chuyển quốc tế bằng đường hàng có thể được hiểu đơn giản là sử dụng máy bay để vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài và ngược lại. Hàng hóa sẽ được đóng gói và vận chuyển qua các máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chở hàng của máy bay vận chuyển hành khách. Cùng với nhu cầu giao thương quốc tế ngày càng phát triển, độ an toàn cao và thời gian linh hoạt, hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không đang là một trong những dịch vụ logistic chiếm ưu thế tại Việt Nam hiện nay.
Tùy theo nhu cầu cụ thể, sẽ có 03 dịch vụ vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không cho bạn lựa chọn như: Vận chuyển hàng không nội địa, vận chuyển hàng không quốc tế và chuyển phát nhanh hàng không.
Thực tế, khi nghe đến vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không, bạn sẽ có thể bắt gặp những thuật ngữ như air cargo và air express, vậy thì đâu là sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này?
1.1. Phân biệt Air cargo và Air express trong vận tải hàng không
Air Cargo và Air Express đều là các hình thức vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không. Tuy nhiên, đây là hai dịch vụ vận chuyển hàng riêng biệt, cụ thể:
Nội dung |
Air Cargo |
Air Express |
Định nghĩa |
Aircargo là hình thức vận chuyển quốc tế được cung cấp bởi công ty vận chuyển (logistic) có sự hợp tác với các hãng hàng không để vận chuyển hàng hóa |
Airexpress là hình thức vận chuyển quốc tế được cung cấp bởi các công ty chuyển phát nhanh toàn cầu như DHL, UPS, FEDEX VÀ TNT |
Số cân cho phép |
Không giới hạn, nhưng thường áp dụng cho các kiện hàng lớn hơn 45kg |
Nhỏ nhất là 0.5 kg |
Yêu cầu hàng hóa |
Hàng hóa xuất đi thường đóng trong thùng carton, bao tải dứa, pallet... |
Hàng gởi đi bắt buộc phải đóng đóng trong thùng carton. |
Cước phí |
Cước phí vận chuyển rẻ hơn |
Cước phí vận chuyển cao và tính theo cân nặng. Nên thường sử dụng để vận chuyển các kiện hàng dưới 30kg |
Hình thức theo dõi tình trạng đơn hàng |
Thông qua số vận đơn cung cấp bởi công ty vận chuyển. Số vận đơn chỉ theo dõi tình trạng cả lô chứ không theo dõi theo kiện hàng |
Thông qua tracking number hoặc số vận đơn |
Tần xuất chuyến bay |
Phụ thuộc vào lịch bay của hang hàng không liên kết đến nước nhận/gửi Có thể xuất hiện trường hợp delay và quá tải không dự kiến được đặc biệt là trong mùa dịch bệnh |
Hàng ngày |
1.2. Các bên liên quan trong vận chuyển quốc tế bằng đường không
Trong vận chuyển quốc tế qua đường hàng không, khách hàng sẽ phải tiếp xúc khá thường xuyên với các vận đơn. Để giúp bạn đọc vận đơn hiệu quả hơn, chúng ta sẽ cùng dạo qua những thuật ngữ cơ bản mà bạn sẽ cần nắm rất rõ dưới đây nhé:
- Bên gửi hàng (Shipper) hay được hiểu là bên xuất khẩu hoặc bên vận chuyển đảm nhiệm việc giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận về thời gian, lịch tàu, hãng bay. Shipper đôi khi cũng được hiểu là đơn vị Forwarder, là đơn vị pháp nhân ký hợp đồng vận chuyển. Nếu doanh nghiệp vừa cung cấp hàng vừa chịu trách nhiệm chuyển hàng, shipper cũng sẽ là người bán (seller).
- Bên nhận hàng (Consignee/ Cnee) là người tiếp hàng và xử lý hàng hóa khi hàng được chuyển đến điểm nhận và giao lại cho người mua hàng. Trong nhiều trường hợp, Cnee cũng chính là người mua hàng (Buyer), nếu đơn vị đó đứng ra trực tiếp xử lý việc nhập khẩu, không qua bên thứ ba.
- Bên liên quan/ bên được thông báo khi hàng đến (Notify Party) là người/đơn vị nhận thông báo khi có hàng về bến. Notify party sẽ nhận giấy thông báo hàng đến, sau đó gởi thông tin này đến người nhận hàng đến nhận hàng. Tùy theo yêu cầu về đơn hàng, notify party có thể là bên nhận hàng (Cnee) hoặc không phải bên nhận hàng. Thông tin về notify party sẽ được đề cập tại mục “Arrival notice” trong vận đơn.
- Các hãng bay (Airline), và các công ty khai thác máy bay (Air Operator) sẽ là đơn vị vận chuyển hàng hóa theo lịch bay và tuyến đường theo quy định khai thác bay.
Ngoài ra, trên vận đơn còn rất nhiều thuật ngữ khác nên chú ý, nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn, hãy liên hệ một đơn vị logistic để được hỗ trợ.
2. Ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng quốc tế bằng đường không
Theo thống kê, hàng hóa vận chuyển đường hàng không một tỷ trọng rất nhỏ trong thị phần vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%) nhưng giá trị mang lại thì chiếm tới khoảng 30%. Vậy ưu nhược điểm của dịch vụ này là gì?
Đầu tiên, phải kể đến các ưu điểm:
- Thứ nhất, đây là hình thức vận chuyển quốc tế có tốc độ cao nhất hiện nay: Nếu so sánh với tàu biển (23-46km/h), tàu hỏa (ở Việt Nam chỉ khoảng 60-80km/h), hoặc ô tô tải (60-80km/h), thì máy bay chở hàng hoặc chở khách có tốc độ bình quân vào khoảng 800-1000km/h, rất cao so với các phương thức vận chuyển khác. Lý do vì không có quá nhiều trở ngại vật trên đường bay.
- Thứ hai, vận tải bằng máy bay cũng có tính an toàn cao nhất, bởi sự ràng buộc của khá nhiều quy định bảo đảm an toàn trong vận chuyển quốc tế bằng đường không.
- Thứ ba, Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác, đồng thời, thời gian lưu khó khá ngắn do thủ tục giao nhận khá linh hoạt, từ đó làm giảm phí lưu kho thường tối thiểu.
Tiếp theo, nói đến nhược điểm vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không là có tốc độ nhanh nhất, nhưng lại có cước phí cao nhất. Giá cước tính bằng đồng/kg. Điều này cũng là một vướng mắc khá lớn cho doanh nghiệp khi mà chọn lựa hình thức vận chuyển quốc tế phù hợp.
Ngoài ra, việc quy đinh phức tạp, giới hạn về kích thước và trọng tải thực chở của máy bay cũng là một nhược điểm khiến dịch vụ này không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hàng có khối lượng lớn hoặc hàng không rõ nguồn gốc.
3. Quy định tính phí vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
3.1. Các loại cước phí cơ bản
Hiên nay, trên thế giới đang áp dụng 06 phân loại cước phí vân chuyển quốc tế bằng đường không như sau:
Cước thông thường (Normal rate): Dành cho các bưu phẩm thông thường
Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR): là mức phí thấp nhất phải trả cho người vận chuyển
Cước hàng bách hóa (General Cargo rate – GCR): Là mức cước cơ bản, tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển
Cước hàng theo loại (Class Cargo rate): Áp dụng đối với hàng hóa đã được phân loại thành các nhóm nhất định, chẳng hạn như hàng có giá trị (vàng, bạc,… có mức cước = 200% so với cước bách hóa), các loài động vật sống (= 150% so với cước bách hóa), sách, báo, hành lý…(= 50% so với cước bách hóa)
Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): hàng được ưu tiên chuyển nhanh hơn, nên cước phí thường cao hơn 30-40%, thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay
Cước container (Container rate): áp dụng mức cước thấp hơn cho các loại hàng được đóng trong container hàng không (khác với loại container đường biển)
Ngoài cước phí, doanh nghiệp sẽ còn cần quan tâm đến một số phụ phí như sau:
+ Phí giao lệnh hàng (Phí D/O) cho hãng hàng không xuất lệnh giao hàng (trình cho hải quan)
+ Phí bốc xếp hàng hóa (Phí THC)
+ Phí xuất vận đơn (Billing Fee)
+ Phí truyền dữ liệu: Hải quan (AMS) vào các quốc gia như US, CANADA, CHINA; Thông tin một cửa cho vận đơn chính, vận đơn phụ
+ Phí soi an ninh tại sân bay (SCC)
+ Phí tách Bill
+ Phí bốc dỡ tại cảng...
3.2. Quy định tính phí vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không
Cước phí vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không sẽ được tính dựa vào biểu cước của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA.
Cụ thể công thức:
Phí vận chuyển đường hàng không = Đơn giá cước x khối lượng hàng hóa.
Trong đó:
Khối lượng hàng hóa cước (CW) = Thể tích hàng : 6000
Khối lượng hàng chuyển phát nhanh = Thể tích hàng : 5000
Thể tích hàng (mét khối) = Dài x Rộng x Cao (Lưu ý: Dài, Rộng, Cao quy ra đơn vị là Mét)
Mức cước vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không thường được cố định cho mỗi kilogram hàng, và có nhiều mức cước khác nhau được chia thành từng khoảng trọng lượng. Chẳng hạn, cước hàng bách hoá được chia thành các mức khác nhau: dưới 45 kg, +45kgs, +100kgs, +300 kgs, +500kgs, +1000kgs..., trong đó, có một số chú ý bạn nên biết
- Trọng lượng là cân nặng thực tế của đơn hàng (AW).
- Khối lượng là cân nặng đơn hàng quy đổi từ thể tích (DW).
- Nếu trọng lượng > khối lượng ; cước phí được tính theo bảng giá KGS.
- Nếu trọng lượng khối lượng: cước phí sẽ được tính theo bảng giá CBM.
Do có cước phí cao như vậy, nên vận chuyển đường hàng không thường không thích hợp cho hàng hóa có giá trị thấp. Việc chọn lựa các công ty cung cấp dịch vụ cũng cần xem xét kỹ càng.
4. Công ty vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không uy tín tại Việt Nam
Trong vận chuyển quốc tế qua đường hàng không, nếu doanh nghiệp bạn không chuyên về các công việc xuất nhập khẩu, để hạn chế những vấn đề có thể xảy ra do thiếu sót về kinh nghiệm, thì bạn nên tham khảo dịch vụ trọn gói (door-to-door) của các công ty Forwarder.
4.1. Forwarder là gì?
Forwarder trong vận chuyển quốc tế một cá nhân hoặc công ty đứng ra tổ chức tiếp nhận và luân chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua theo nhu cầu. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản Forwarder là công ty logistics
Đơn giản hơn nhé, một doanh nghiệp dệt may ở Hà Nội muốn xuất khẩu 1 lô hàng quần áo may sẵn sang Canada. Forwarder/ Công ty logistics sẽ thu xếp ký hợp đồng vận tải nhận chuyển lô hàng này với công ty kia. Sau đó, Forwarder sẽ tìm hãng bay nào phù hợp (chẳng hạn Vietnam Airline Cargo) để thuê vận chuyển lô hàng này tới đích.
4.2. Lý do doanh nghiệp nên chọn một công ty Forwarder khi có nhu cầu vận chuyển quốc tế
Có một số lý do sau để bạn chọn lựa một công ty Forwarder để vận chuyển hàng hóa quốc tế:
- Một, như đã cập nhật ở trên, forwarder sẽ là bên chịu trách nhiệm về các thủ tục, phương án vận chuyển giúp giảm gánh nặng cho doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp không có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm về vận chuyển quốc tế)
- Hai, sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ có thể tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất và chi phí tối ưu nhất. Ngoài ra, khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu, trong khi, các forwarder có thể làm được điều này.
- Ba, tại Việt Nam hiện nay, thị trường vận chuyển logistics còn chịu sự “thao túng” khá lớn từ các “bên giấu mặt”, nếu không có thông tin hay không có nhiều kinh nghiệm, thì để một doanh nghiệp thực hiện trót lọt việc vận chuyển hàng hóa là khá khó khăn.
Vậy thì, nếu bạn là một doanh nghiệp và đang muốn tìm kiếm một dịch vụ vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không uy tín và chất lượng, nhưng giá phải chăng, thì sẽ tìm ở đâu???
Bạn không cần lo lắng, vì đã có chúng tôi: ASC Logistics!
5. ASC Logistics – giải pháp vận chuyển quốc tế giá rẻ và hiệu quả cho doanh nghiệp
Thay vì mất khá nhiều thời gian nghiên cứu về những quy định phức tạp về vận chuyển quốc tế nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay, thì với kinh nghiệm và đội ngũ nghiệp vụ chuyên trách, các công ty Forwarder có thể đảm bảo vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không một cách nhanh nhất và chi phí tối ưu nhất. Và ASC Logistics là một trong những công ty đó.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành dịch vụ vận chuyển quốc tế, với mối quan hệ cùng mạng lưới hợp tác rộng với các bên liên quan, ASC Logistics luôn đảm bảo hàng hóa của khách hàng sẽ được vận chuyển nhanh chóng, an toàn, door-to-door với chi phí hợp lý nhất.
Trên tiêu chí “Mang niềm tin đến mọi khách hàng” đội ngũ của ASC Logistics luôn sẵn sàng đồng hành, tư vấn và hỗ trợ khách hàng tiếp cận những phương án vận chuyển hiệu quả, thủ tục đơn giản và tối ưu chi phí. Ngoài ra, chúng còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như thông quan hải quan hay các dịch vụ hàng hóa tại nước ngoài.
Nếu bạn còn thắc mắc và cần trao đổi thêm, đừng ngại liên hệ ngay hotline: 0973.266.672 (Mr Thắng) để được hỗ trợ chi tiết nhất nhé!