THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

11176   

 

Nhập khẩu thực phẩm chức năng là nhu cầu rất lớn hiện nay nhưng đa phần các doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm chức năng lần đầu đều rất bỡ ngỡ và không biết thủ tục nhập khẩu ra sao.

Một số thực phẩm chức năng thường thấy được nhập khẩu về như: thực phẩm chức năng dành cho trẻ em, dầu cá bổ mắt, tăng cường sinh lý nam, vitamin, nước sâm, sữa bột, viên tăng lực…

 

Trong bài viết này ASC Logistics sẽ chia sẻ về thủ tục nhập khẩu chức năng bao gồm công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu và kiểm tra chất lượng thực phẩm chức năng cũng như thủ tục hải quan nhập khẩu đối với mặt hàng thực phẩm chức năng

 

Trước hết, để làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng, bạn cần hiểu được thực phẩm chức năng là gì? Những sản phẩm như thế nào được gọi là thực phẩm chức năng?

 

 

1. Thực phẩm chức năng là gì?

 

Thực phẩm chức năng (tiếng Anh: dietary supplements) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc. Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương (theo từ điển bác khoa toàn thư)

Xem ngay Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, quy định về quản lý thực phẩm chức năng và Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

2. Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

 

Để làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng trước hết bạn sẽ cần có công bố thực phẩm với Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế. Việc công bố nên thực hiện trước khi hàng về. 

 

Dù là công bố hợp quy hay công bố phù hợp thì hồ sơ công bố thực phẩm chức năng đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

+ Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) do nước xuất khẩu cấp, và có hợp pháp hóa lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.

+ Tài liệu chứng minh công dụng. Tài liệu này không phải là bản catalogue giới thiệu sản phẩm mà là tài liệu khoa học do một cơ quan nào đó cung cấp, chứng minh về công dụng của sản phẩm, về thành phần nào trong sản phẩm mang lại công dụng đó. Lưu ý rằng, tài liệu này cần có xác nhận của cơ quan, tổ chức cung cấp.

+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Phiếu kết quả này cần thiết khi làm công bố thực phẩm. Thực ra, trước khi gửi hồ sơ công bố lên cục ATTP, các đơn vị làm công bố cần mang mẫu đi thử nghiệm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các chỉ tiêu trong Quy chuẩn hoặc dựa vào thành phần, mục đích sử dụng để công bố các chỉ tiêu phù hợp. Thường các đơn vị nhập khẩu sẽ phải nhập 1 lô hàng mẫu về và xin xác nhận hàng mẫu để lấy mẫu đi thử nghiệm (lại là một bước công việc khác phải làm từ trước).



Lý do tôi muốn các bạn lưu ý vấn đề này khi làm công bố bởi tôi đã từng gặp rất nhiều trường hợp kết quả kiểm nghiệm không đạt. Không đạt so với nhãn sản phẩm, không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Vì vậy, hãy lưu ý vấn đề này, bạn cần kiểm tra sản phẩm của bạn xem có chuẩn không, và nếu có thể hãy yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp cho bạn bản test tại nước của họ, để bạn có căn cứ làm việc.

 

Trên đây là một số điều cần lưu ý cho việc công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu và thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng bắt buộc phải có bản công bố đó

 

Vậy điều kiện đủ là gì?

 

Đó chính là kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhập khẩu thực phẩm chức năng.

 

Ngoài bộ hồ sơ hải quan thông thường và công bố thực phẩm chức năng, để hàng hóa được thông quan bạn cần phải thực hiện thêm một bước nữa là kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

3. Các bước kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

 

Bước này bạn sẽ thực hiện khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng, hàng về tới cảng, trình tự cơ bản sẽ như sau:

 

+ Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3, tại Tp. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội).

 

+ Khai & truyền tờ khai hải quan đính kèm theo giấy đăng ký đã được duyệt,

+ Làm thủ tục hải quan và xin mang hàng về kho bảo quản.

+ Chuyên viên tại trung tâm bạn đã đăng ký tới kiểm tra kho và lấy mẫu về kiểm tra

 

Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt, bạn nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông quan lô hàng. Còn nếu kết quả không đạt thì xin chia buồn, lô hàng của bạn sẽ không được thông quan đồng nghĩa với việc bạn phải xuất trả lô hàng đó. Chẳng ai muốn rơi vào tình huống này, vì rất mất thời gian và tốn chi phí.

 

 

Trên đây là những nội dung chính về thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mà bạn cần lưu ý. Tôi mong rằng bài viết của tôi đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan để hoàn thiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng, để từ đó có thể đưa những thực phẩm tốt từ các nước về với người tiêu dùng Việt Nam.

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và được cung cấp dịch vụ nhập khẩu thực phẩm chức năng trọn gói qua hotline: 090.328.8872 (Mr Thắng) 

Chúc các bạn gặp nhiều thuận lợi!

 

Xem thêm:

>> Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

>> Thủ tục nhập khẩu bia

>> Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

>>Thủ tục nhập khẩu bóng đèn

>> Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

>> Thủ tục nhập khẩu thịt bò đông lạnh