THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỊT BÒ, LỢN, GÀ,... ĐÔNG LẠNH

24189   

 

ASC Logistics xin đưa ra quy trình, thủ tục nhập khẩu thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà... và các sản phẩm từ động vật, gia cầm về Việt Nam trong bài viết dưới đây:

Bạn có biết làm thủ tục nhập khẩu thịt bò Mỹ, Úc, Nhật... như thế nào không? Có gì khác so với nhập bò sống nguyên con? Hay với các sản phẩm động vật trên cạn khác như thịt trâu, thịt lợn, thịt gà đông lạnh…?

Trước hết, bạn cần biết một số bước công việc chính như sau:

  1. + Xin giấy phép, công văn cho phép nhập khẩu thịt với Cục thú y
  2. + Đăng ký kiểm dịch, lấy mẫu làm kiểm dịch động vật & Vệ sinh an toàn thực phẩm tại trạm kiểm dịch hoặc kiểm dịch vùng
  3. + Làm thủ tục thông quan hải quan hàng nhập khẩu

 

1. Xin giấy phép nhập khẩu, công văn cho phép nhập khẩu thịt với Cục thú y

 

Việc đầu tiên trước khi hàng về là xin giấy phép Cục thú y để được kiểm dịch nhập khẩu khi hàng về.

Để đăng ký và xin giấy phép nhập khẩu, bạn cần làm công văn đăng ký theo mẫu, cùng với bộ hồ sơ liên quan, nộp tới Cục thú y hoặc dựng hồ sơ qua cổng thông tin một cửa quốc gia và gửi đến Cục thú y. Khi được đồng ý, bạn sẽ nhận được công văn chấp thuận của Cục thú y, dưới dạng 1 file mềm qua email, sau đó in ra là có thể làm tiếp Bước 2 (dưới đây).

 

Tìm hiểu thêm quy định trong Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (gọi tắt là Thông tư 25) và Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25.

2. Lấy mẫu kiểm dịch động vật & Vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Sau khi có giấy phép của Cục thú y, và giấy báo hàng đến từ hãng vận tải đường biển (hoặc hàng không), bạn làm hồ sơ đăng ký với cơ quan Kiểm dịch động vật. Cơ quan này sẽ làm thủ tục lấy mẫu Kiểm dịch và An toàn thực phẩm cùng lúc.

 

Theo như kinh nghiệm mà công ty tôi làm cho khách hàng ở một số cảng biển / sân bay lớn, thì có thể liên hệ làm thủ tục kiểm dịch động vật tại địa chỉ sau:

  • Tại Hải Phòng: Chi cục Thú y Vùng II (Số 23 đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền)
  • Tại Nội Bài - Hà Nội: Chi cục Thú y Vùng I (Số 50/102 Trường Chinh - Q. Đống Đa, hoặc làm tại Trạm kiểm dịch Nội Bài của Chi cục I đặt tại gần cổng vào Hải quan Nội Bài)
  • Tại Tp. Hồ Chí Minh: Chi cục Thú y Vùng VI (521 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình)

 

 

Về hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, bạn cần chuẩn bị:

  • + Giấy đăng ký (theo mẫu).
  • + Giấy phép - công văn cho phép nhập khẩu Cục thú y
  • + Hóa đơn thương mại.
  • + Vận đơn.
  • + Giấy chứng nhận kiểm dịch nước ngoài (Health Certificate bản gốc)
  • + Giấy chứng nhận kho chủ hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

 

>> Xem danh sách địa chỉ các Chi cục Thú y các vùng tại đây

 

Gần đây, một số nơi đã yêu cầu làm thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn). Theo đó, doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản, chọn cơ quan (Bộ Nông nghiệp) và loại thủ tục liên quan (Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn). Sau đó khai báo hồ sơ online cho lô hàng.

 

Khi làm trực tuyến, bạn điền Giấy đăng ký online (thay cho bản giấy), đính kèm file cần thiết: Hóa đơn, Vận đơn… Sau đó nộp hồ sơ. Bên chi cục sẽ phản hồi nếu hồ sơ sai, thiếu, và sẽ duyệt nếu thông tin đầy đủ, chuẩn chỉnh.

>> Xem hướng dẫn Đăng ký kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu.

 

Sau khi hồ sơ được duyệt online, bạn in file Đăng ký đã được cấp số và ngày để nộp cùng Hồ sơ hải quan trong bước kế tiếp.

Đồng thời, sắp xếp lấy mẫu tại cảng/kho hàng để làm kiểm dịch. Đối với hàng thịt đông lạnh, phải để tại cảng cửa khẩu bảo quản đến khi có kết quả kiểm dịch mới được thông quan đưa hàng về. Đối với thịt ướp lạnh, chúng ta có thể làm công văn xin đưa hàng về bảo quản, tránh phát sinh nhiều phí lưu kho, bảo quan tại cảng.

Sau khi Cán bộ kiểm dịch lấy mẫu, chờ có kết quả, bạn có thể tranh thủ truyền tờ khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan trong bước kế tiếp.

 
 

3. Thông quan - hoàn tất thủ tục nhập khẩu thịt bò

 

Hồ sơ hải quan hàng thịt bò, lợn, gà… nhập khẩu nộp bao gồm:

  • + Tờ khai hải quan: 1 bản in từ phần mềm
  • + Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
  • + Vận đơn: 1 bản  chụp
  • + Giấy đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt, ở bước 2: in từ Cổng thông tin 1 cửa (và Kết quả Kiểm dịch, nộp bổ sung khi đã có)
  • + Tài liệu khác: Hóa đơn vận chuyển (với hàng ExW, FOB), Certificate of Origin, Certificate of Health (nếu có)...

 

Ghi chú: Hồ sơ bản chụp nghĩa là photo + giám đốc ký + đóng dấu tròn & dấu chức danh

 

Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có thể xem hồ sơ và ưu tiên xem hồ sơ của mình trước vì hàng của mình là hàng thực phẩm đông lạnh, hoặc ướp lạnh. Nếu cần bổ sung chỉnh sửa hồ sơ hải quan, bạn sẽ thực hiện trong bước này.

 

Trường hợp tờ khai hải quan được phân vào luồng đỏ, bạn cần làm thủ tục để cán bộ hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, trước khi có thể thông quan.

 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các bước làm thủ tục hải quan tại đây.

 

Công việc cuối cùng sau khi thông quan, bạn làm thủ tục thanh lý tờ khai và đổi lệnh ở cảng, là có thể kéo hàng về kho.

 

Để tìm hiểu thêm thông tin, sử dụng dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu hoặc thông quan hải quan lô hàng thịt và các sản phẩm từ thịt hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 090.328.8872 (Mr Thắng)

 

Xem thêm:

>> Thủ tục nhập khẩu bia

>> Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

>>Thủ tục nhập khẩu bóng đèn

>> Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

>> Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm